Quy trình bảo dưỡng máy xúc lật

BẢN ĐỒ

LƯỢT TRUY CẬP

  • Đang online: 0
  • Trong ngày: 0
  • Trong tháng: 694
  • Tổng truy cập: 27270

VỀ CHÚNG TÔI

Máy xúc lật là thiết bị xây dựng thường được sử dụng trong môi trường làm việc khắc nghiệt: mưa gió, bụi bặm,… do đó việc có một quy trình bảo dưỡng máy xúc lật hoàn chỉnh là điều không thể thiếu để đảm bảo máy vận hành trơn tru hiệu quả và tránh gặp phải tổn thất không đáng có.

Dưới đây là quy trình bảo dưỡng máy xúc lật tiêu chuẩn mà các bạn có thể áp dụng cho máy móc mà mình chịu trách nhiệm. Quy trình được chia thành các giai đoạn hoạt động của máy và được tính theo thời gian hoạt động.

1. Bảo dưỡng máy xúc lật là công việc gì?

Bảo dưỡng máy xúc lật là công việc rà soát tổng thể máy xúc lật xem có bất cứ bất thường nào có thể xảy ra và xử lí ngay lập tức tránh hỏng hóc lâu dài làm giảm hiệu suất sử dụng máy.

Bảo dưỡng định kì máy xúc lật là bảo dưỡng sau những khoảng thời gian nhất định như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…. Ở thời điểm đó có những bộ phận, chi tiết cần được thay thế hoặc bổ sung để máy hoạt động trơn tru, hiệu quả.

2. Bảo dưỡng máy xúc lật hàng ngày

Sau khi máy xúc lật mới mua về và đưa vào sử dụng được 10 giờ thì chúng ta bắt đầu công việc kiểm tra.

Đây là công đoạn tốn thời gian nhất nhằm đánh giá chung tình hình của máy sau khoảng thời gian hoạt động đầu tiên. Checklist kiểm tra sau bạn có thể áp dụng cho máy của mình:

– Kiểm tra xem có bất cứ sự bất thường nào không? Chẳng hạn như tiếng nổ động cơ không ổn dịnh, máy nhả khói nhiều hay là rò rỉ dầu…

– Kiểm tra mức độ tiêu hao nhiên liệu.

– Kiểm tra mức dầu động cơ.

– Kiểm tra lốp và tình trạng hiện tại của nó: mức độ ăn mòn, độ căng của lốp.

3. Bảo dưỡng máy hàng tuần

Sau khi máy hoạt động được khoảng 50 giờ làm việc thì đây là lúc bạn thực hiện các công việc bảo dưỡng xúc lật.

– Trong quá trình hoạt động có thể khiến bulong bị lỏng. Vì vậy bạn phải siết lại bulong trước và sau trục chuyển động.

– Tùy vào thời gian sử dụng máy của bạn mà dầu có thể cạn hoặc lắng cặn. Bạn cũng phải kiểm tra và thay dầu của hộp số, dầu trợ lực phanh.

– Kiểm tra hệ thống phanh và hiệu chỉnh nếu thấy cần.

– Kiểm tra áp suất lốp và mức độ mòn của lốp. Nếu lốp bị hỏng thì bạn nên thay ngay vì nó ảnh hưởng khá lớn tới hiệu suất sử dụng máy.

– Thêm mỡ vào bản lề nối gầm bánh xe trước và sau trục truyền động, gầm phụ và các ổ bi.

4. Bảo dưỡng máy sau nửa tháng

Sau 125 giờ làm việc hoặc sau nửa tháng hoặc chênh lệch 1 chút tùy mức độ sử dụng máy của bạn thì ta nên kiểm tra các yếu tố sau:

– Kiểm tra nắp máy và hệ thống làm mát của hộp số

– Kiểm tra acquy xem còn hay hết. Kiểm tra các vết bẩn trên địa cực.

– Kiểm tra mức dầu thủy lực.

5. Bảo dưỡng sau 1 tháng

Sau 1 tháng hoặc 250 giờ hoạt động, việc cần làm bây giờ của bạn là: kiểm tra độ chặt của bulong vành bánh xe, phanh và trục chuyển động. Nếu bị lỏng bạn cần siết lại để đảm bảo an toàn.

Thay dầu nhớt động cơ, kiểm tra dây đai xem có hiện tượng mòn hay gần đứt hay không để tiến hành thay thế. Điều chỉnh lại phanh và đảm bảo phanh của máy vẫn hoạt động tốt.

6. Bảo dưỡng sau 3 tháng

Sau 3 tháng hoặc 250 giờ làm việc của máy bạn nên tiến hành kiểm tra dầu hộp số, làm sạch và thay dầu cho hộp số nếu dầu bẩn hoặc bị lắng cặn.

– Tiếp tục kiểm tra các bulong và siết lại nếu bị lỏng. Sẽ là tai họa nếu bulong bị rời khỏi máy.

– Kiểm tra và thay nhớt động cơ, dầu thủy lực.

– Kiểm tra khe hở cần ga

máy xúc lật
Hình ảnh máy xúc lật SDLG956F gầu 3.6m3

7. Bảo dưỡng sau 6 tháng

Sau 6 tháng hoặc 1000 giờ làm việc của máy thì bạn nên kiểm tra dầu truyền động. Nếu bị đục thì phải thay dầu và làm sạch lọc tách nước cùng lúc.

Đây là thời điểm bạn thay lọc dầu diesel cho động cơ. Bạn cũng vẫn phải kiểm tra các đồng hồ đo nhiệt và áp suất xem có sự thay đổi hay bất thường nào không. Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.

8. Bảo dưỡng sau 1 năm

Qua quá trình bảo dưỡng liên tục và thường xuyên thì nếu có xảy ra hỏng hóc cũng sẽ không đáng kể. Đó là thành quả của công việc bảo dưỡng máy xúc lật định kì.

Sau 1 năm hoặc 2000 giờ làm việc công việc bảo dưỡng của bạn vẫn rất đơn giản và sẽ không khó vì bạn đã thành thục nó suốt 1 năm rồi.

– Đây là lúc bạn thay dầu cho cầu trước và sau của máy xúc lật

– Thay dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.

– Kiểm tra hệ thống phanh và thay thế nếu bị mòn.

– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo.

– Kiểm tra sự kín khít của các van phân phối, các xylanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không?

Cuối cùng là kiểm tra hệ thống lái xem có trơn tru hay không?

9. Kết luận

Trên đây là quy trình bảo dưỡng máy xúc lật cơ bản mà những người chịu trách nhiệm về máy cần phải nắm để thực hiện hàng ngày.

Đó tuy là những công việc đơn giản nhưng hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn rất nhiều so với công sức bạn bỏ ra. Hãy thực hiện tốt và đều đặn nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ 456 

Địa chỉ: Km10.5 Quốc Lộ – Xã Dương Xá – Huyện Gia Lâm – Hà Nội.

Hotline: 0968.259.866 – 0967.490.988

Email: 999thangkd@gmail.com